Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo kế hoạch thực hiện “Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”, phân kỳ thực hiện giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn Quận 10

Chuyên mục: Tin tức, sự kiện, Văn hóa - Xã hội | Người đăng: Vương Vĩnh Phú | Ngày đăng: 05/08/2022 | Số lần xem: 987

Ngày 4/8/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo kế hoạch thực hiện “Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”, phân kỳ thực hiện giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn Quận 10. Đồng chí Đoàn Hồng Hiệp – Ủy viên BTV Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; đồng chí Bùi Thế Hải – Quận ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; đồng chí Đào Quang Dũng - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận cùng đại diện Sở Văn hóa và Thể thao thành phố, đại diện 14 phường cùng các ban ngành, đoàn thể quận đã đến tham dự.

“Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”, phân kỳ thực hiện giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn Quận 10 (gọi tắt là Đề án) được Ủy ban nhân dân Quận 10 triển khai nhằm mục đích nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với những nhiệm vụ cụ thể như: xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”: Phát huy hiệu quả các thư viện, nhà truyền thống, phòng đọc sách để tổ chức thực hiện các hoạt động: triển lãm, thư viện lưu động, văn hóa đọc…, để giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” và tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng tại các khu dân cư: chương trình văn hóa nghệ thuật đón chào năm mới, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc; sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ - đội - nhóm, sinh hoạt thành viên, hội viên, đoàn viên của các tổ chức chính trị - xã hội, sinh hoạt tổ dân phố, khu phố tại địa bàn dân cư. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục, thể thao của công chức, viên chức, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận. Thường xuyên gắn việc thực hiện các tiêu chí, giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc vào các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa tại Quận 10. Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao: Phát huy hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa tại Quận và cơ sở; đổi mới, nâng chất hoạt động các Nhà văn hóa phường phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương; hình thành sân khấu du lịch phục vụ khách du lịch tại Nhà hát Hòa Bình và các sân khấu biểu diễn nhân dân địa phương tại sảnh Nhà hát Hòa Bình, Trung tâm Văn hóa Hòa Bình, Nhà thiếu nhi và Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng. Trùng tu, nâng cấp và khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, điểm đến du lịch trên địa bàn quận; phát triển văn hóa đọc, nâng cao hiệu quả hoạt động các thư viện, tủ sách tại Quận và cơ sở phục vụ người đọc; nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của Trung tâm Văn hóa Hòa Bình và các phường. Tổ chức tốt các Câu lạc bộ, đội nhóm và lớp năng khiếu, xây dựng nhiều phong trào, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có tính ổn định, thường xuyên, nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với các loại hình như: CLB văn nghệ truyền thống, đờn ca tài tử, văn hóa Khmer, dưỡng sinh, Giọng ca trẻ, thơ ca, cờ tướng, thể hình, bóng bàn, nhóm múa hiện đại,…; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế để phát huy tính tích cực các loại hình dịch vụ văn hóa tư nhân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn quận. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn, đưa âm nhạc dân tộc, đờn ca tài tử, cải lương, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào trường học, qua đó giáo dục nhận thức, lòng yêu nước, yêu quê hương trong học sinh, khơi dậy sự đam mê đối với âm nhạc truyền thống, góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa phi vật thể. Khuyến khích các nghệ sĩ cư trú tại Quận 10 tham gia các hoạt động truyền dạy loại hình cải lương, đờn ca tài tử, âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ thông qua hoạt động các Câu lạc bộ, đội nhóm, các thiết chế văn hóa, trường học (chú trọng phát huy các giá trị của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - loại hình văn hóa nghệ thuật phi vật thể được Unesco vinh danh) nhằm góp phần bảo tồn, phát triển loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc. Phát triển không gian văn hóa công cộng: Tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả văn hóa giao tiếp, ứng xử cộng đồng tại các nơi công cộng (công viên, bến xe, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư, cao ốc, khu vui chơi giải trí, chợ, khu vực mua bán) tạo cung cách ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp công cộng và trong kinh doanh, mua bán... Tại hội nghị đã được lắng nghe các ý kiến đóng góp của đại diện các ban ngành, đoàn thể, Sở Văn hóa và Thể thao cùng đại diện MTTQ các phường, quận về các nội dung tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể trong Đề án ... để giúp Ủy ban nhân dân quận hoàn thiện và sớm triển khai “ Đề án” đi vào thực tiễn cuộc sống. 

TT